Trước đây, Patagonia không là biểu tượng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Ban đầu, thương hiệu chỉ là một doanh nghiệp nhỏ cung cấp thiết bị leo núi. Nhưng vào thập niên 1980, khi chứng kiến những tác động tiêu cực của sản phẩm lên thiên nhiên, nhà sáng lập Yvon Chouinard đã trải qua một cuộc khủng hoảng về lương tâm. Từ đó, ông quyết định đưa Patagonia trở thành một thương hiệu theo đuổi mục tiêu lớn hơn. Cho đến hôm nay, Patagonia được biết đến trên toàn cầu nhờ cam kết với môi trường, sử dụng vật liệu tái chế, quyên góp 1% doanh thu cho các dự án bảo tồn, và tích cực vận động cho những thay đổi về chính sách.

Sự thay đổi này không chỉ là một chiêu thức PR – mà nó đã thúc đẩy thành công lớn. Patagonia trở thành một thương hiệu thành công bền vững nhờ phương pháp kinh doanh dựa trên mục tiêu đầy kiên định. Câu chuyện của họ nhấn mạnh sự thay đổi lớn trong kỳ vọng của người tiêu dùng đối với thương hiệu, và các công ty lâu đời không thể bỏ qua điều này.

Như thế nào là thương hiệu có mục đích?

Một thương hiệu có mục đích không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn hướng đến sứ mệnh cốt lõi nhằm tạo ra tác động tích cực cho xã hội, môi trường, hoặc đời sống khách hàng. Mục đích này như một “ngôi sao” dẫn đường, định hình mọi hoạt động của doanh nghiệp từ phát triển sản phẩm đến các chiến dịch marketing.

Vượt Qua Lợi Nhuận: Lợi Ích của Việc Định Hướng cho Các Doanh Nghiệp Lâu Đời

Các thương hiệu hoạt động theo mục tiêu có khả năng kết nối sâu sắc hơn với người tiêu dùng hiện đại, tạo dựng lòng trung thành và mối liên kết mạnh mẽ hơn. Đối với các doanh nghiệp lâu đời, việc áp dụng định hướng này mang lại nhiều lợi ích đáng kể:

  • Thu Hút Người Tiêu Dùng Ý Thức: Các thế hệ Millennials và Gen Z ngày càng tìm kiếm những thương hiệu có ý nghĩa cho cuộc sống, không đơn thuần chỉ là sản phẩm phục vụ mục đích tiêu dùng. Một mục đích rõ ràng và chân thực sẽ giúp doanh nghiệp giành được sự ủng hộ của họ.
  • Xây Dựng Niềm Tin: Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng trở nên hoài nghi, họ muốn thấy rằng doanh nghiệp thực sự thực hiện theo giá trị của mình. Cam kết với các mục tiêu xã hội hay môi trường giúp xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm.
  • Khác Biệt Trong Thị Trường Cạnh Tranh: Một thương hiệu hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa những đối thủ chỉ tập trung vào tính năng và giá cả.
  • Thu Hút và Giữ Chân Nhân Tài: Nhân tài, đặc biệt là thế hệ trẻ, sẽ ưu tiên làm việc tại các công ty có định hướng mục đích rõ ràng. Các doanh nghiệp lâu đời khi có một định hướng cụ thể có thể sẽ thu hút được nhiều nhân viên tiềm năng và giảm tỷ lệ nghỉ việc.
  • Thúc Đẩy Đổi Mới: Tập trung vào các vấn đề ý nghĩa có thể khơi nguồn cho những ý tưởng sản phẩm mới, dịch vụ sáng tạo và cách tiếp cận kinh doanh đột phá trong nội bộ doanh nghiệp.

Cơ Hội Đặc Biệt Cho Các Doanh Nghiệp Lâu Đời

Mặc dù bất kỳ công ty nào cũng có thể áp dụng chiến lược định hướng mục đích, nhưng các thương hiệu lâu đời lại sở hữu những lợi thế riêng biệt:

  • Nền Tảng Niềm Tin: Nhiều năm hoạt động và danh tiếng đã được xây dựng mang đến một nền tảng vững chắc để bạn truyền đạt cam kết với mục đích cao cả. Niềm tin vốn có này trở thành tài sản quý giá trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng hoài nghi nhiều hơn trước những thay đổi đột ngột trong thông điệp của doanh nghiệp.
  • Tận Dụng Tài Nguyên: Hãy tận dụng sức ảnh hưởng, hạ tầng và kiến thức ngành sẵn có để tạo ra tác động đáng kể phù hợp với mục đích của bạn. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của mạng lưới và tài nguyên hiện có trong việc thúc đẩy thay đổi ý nghĩa.
  • Học Hỏi Từ Quá Khứ: Bề dày lịch sử cũng là một nguồn cảm hứng cần được khai thác. Có những giá trị nào về tác động xã hội hay đổi mới mà bạn có thể xây dựng? Có thể các nhà sáng lập của bạn đã có niềm tin mạnh mẽ vào các nguyên tắc lao động công bằng, hoặc những sáng kiến trong quá khứ đã tập trung vào việc hỗ trợ cộng đồng. Kết nối lại với những nguyên tắc hoạt động này sẽ củng cố tính xác thực trong sự tái định hướng mục đích của bạn.
  • Di Sản Là Bệ Phóng: Trong khi các startup mới thường thu hút sự chú ý, thì di sản của doanh nghiệp bạn đã có một chỗ đứng vững chắc từ trước đây. Hãy khẳng định sự tồn tại lâu dài của bạn là minh chứng cho khả năng thích ứng và sự bền bỉ – đây là những phẩm chất thiết yếu để giải quyết những vấn đề phức tạp mà việc định hướng lại mục đích nào cũng hướng tới.

Triển Khai Định Hướng Mục Đích Một Cách Chân Thật

Các doanh nghiệp lâu đời cần tránh việc tạo cảm giác “định hướng mục đích nửa vời”. Dưới đây là cách để xây dựng thương hiệu với mục đích thực sự “đến nơi đến chốn”:

  • Tự Nhìn Lại: Đào sâu để tìm hiểu các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và cách những giá trị này có thể đóng góp cho lợi ích chung. Quá trình tự phản chiếu này rất quan trọng – đừng chỉ chọn một “xu hướng” để đuổi theo mà hãy kết nối với bản chất cốt lõi mà công ty đại diện.
  • Cân Bằng Lợi Ích Các Bên Liên Quan: Hãy thu hút nhân viên, khách hàng và đối tác tham gia vào quá trình xác định mục đích. Điều này đảm bảo rằng mục đích đó được gắn kết vào văn hóa công ty. Bằng cách hợp tác với những bên liên quan, bạn có thể khai mở được tiềm năng để phát triển hoặc cùng chia đôi trách nhiệm, giúp giảm thiểu rủi ro.
  • Mục Tiêu Cụ Thể: Đặt ra các mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được để theo dõi tiến độ và duy trì sự cam kết. Tránh những tuyên bố mơ hồ mà thay vào đó, hãy xác định các mục tiêu cụ thể như “giảm 20% lượng khí thải carbon trong vòng ba năm” hoặc “hỗ trợ 10,000 học sinh kém may mắn qua chương trình cố vấn của chúng tôi”.
  • Giao Tiếp Minh Bạch: Chia sẻ hành trình, thành công và cả thử thách trong việc thực hiện mục đích của bạn với khán giả. Tính minh bạch không chỉ là thừa nhận khó khăn mà còn là nhân hóa sứ mệnh của bạn. Hãy thẳng thắn về những trở ngại cùng với thành tựu để thể hiện rằng cam kết của bạn vẫn vững vàng ngay cả khi gặp khó khăn.
  • Hành Động Theo Lời Nói: Tích hợp sâu sắc mục đích của bạn vào mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh, từ quy trình tuyển dụng đến các quyết định chuỗi cung ứng. Lời nói của bạn phải luôn đi kèm hành động, nếu không sứ mệnh của bạn sẽ nhanh chóng mất đi sự tín nhiệm.

Tiêu Biểu: Các Thương Hiệu Lâu Đời Chuyển Hướng Theo Hoạt Động Có Định Hướng Mục Đích

Thành lập năm 1932, LEGO là một thương hiệu đồ chơi nổi tiếng toàn cầu. Luôn được biết đến với các viên gạch xếp hình đặc trưng, LEGO gặp phải thách thức khi giải trí kỹ thuật số bùng nổ và không kết nối được với đối tượng mới. Công ty đã thực hiện một bước chuyển chiến lược sang mô hình định hướng mục đích, tập trung vào giá trị sứ mệnh cốt lõi: truyền cảm hứng và phát triển những người xây dựng tương lai thông qua trò chơi sáng tạo.

Mục đích mới này đã định hình các hoạt động và thông điệp của LEGO. Họ đầu tư lớn vào vật liệu bền vững nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. LEGO hợp tác với các sáng kiến giáo dục, định vị sản phẩm như một công cụ hỗ trợ học tập và phát triển. Chiến lược tiếp thị của LEGO bắt đầu tôn vinh sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, nhất quán với mục tiêu bồi dưỡng thế hệ sáng tạo tương lai. Các chiến dịch như “Rebuild the World” đã làm nổi bật sức mạnh của trí tưởng tượng và cách LEGO có thể trở thành công cụ cho sự thay đổi tích cực. Việc tái định hướng theo mục đích này đã giúp LEGO hồi sinh, thu hút khán giả mới đồng thời giữ vững bản sắc trong lối chơi sáng tạo.

Rebuild-the-world-by-LEGO
Image: LEGO

Kết Luận

Các thương hiệu lâu đời muốn phát triển bền vững trong thế kỷ 21 sẽ cần xem định hướng mục đích như động lực cốt lõi cho doanh nghiệp. Hãy kết hợp sứ mệnh với lợi nhuận và những tác động tích cực, bạn sẽ nâng tầm thương hiệu lên một nấc thang mới, nhận được sự trung thành đến từ khách hàng, độ gắn kết của nhân viên, cũng như phát triển một cách dài lâu.