“Tôi là nhà thiết kế, không phải nhà văn!” Nghe quen thuộc phải không? Đây là một câu cảm thán mà chúng ta thường nghe thấy trong ngành. Ý kiến cho rằng những người trong lĩnh vực sáng tạo chỉ nên gói gọn trong chức danh công việc của họ – nhà thiết kế chỉ thiết kế, nhà văn chỉ viết lách – là một quan niệm lỗi thời. Trong bối cảnh sáng tạo năng động ngày nay, trong khi các kỹ năng chuyên môn là rất cần thiết, khả năng truyền đạt ý tưởng rõ ràng thông qua văn bản là kỹ năng căn bản. Bất kể nghề nghiệp của bạn là gì, kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ luôn được đánh giá cao.

Đó là lý do tại sao xolve đã biên soạn hướng dẫn thực tiễn, giúp các nhà thiết kế trau dồi kỹ năng viết lách, kể chuyện và truyền đạt của mình. Sau tất cả, mọi thiết kế tuyệt vời đều cần một câu chuyện hấp dẫn, và điều đó bắt đầu bằng ngôn từ. Hãy cùng khám phá những mẹo này và tự tin diễn đạt khả năng sáng tạo của bạn.

Step By Step To Combat Writing Fear
Illustration by Nghi Huynh, xolve branding

1. Giải phóng suy nghĩ của bạn

Thông thường, trở ngại lớn nhất không phải là thiếu ý tưởng, mà là do quá nhiều ý tưởng. Nhiều ý tưởng nhảy múa trong đầu có thể làm bạn phân tâm khỏi thông điệp cốt lõi mà bạn muốn truyền đạt. Giải pháp là gì? Hãy đưa chúng ra khỏi đầu và viết lên giấy!

Viết ra mọi ý tưởng, dù nhỏ nhất, và ghim nó lên một bảng. Việc này sẽ giúp bạn nhìn thấy bức tranh tổng thể, xác định các chủ đề chính và phân biệt giữa các khái niệm cốt lõi và những cảm hứng nhất thời. Với sự rõ ràng này, bạn có thể tự tin tiến về phía trước trong quá trình phát triển thiết kế của mình.

2. Tạo ra mạch chuyện

Trong khi những ý tưởng sáng là rất cần thiết, trình bày chúng theo một trình tự logic và hấp dẫn cũng quan trọng không kém. Đây là lúc mà bạn cần tạo ra một “mạch chuyện”.

Hãy coi dòng chảy của bạn như một bản đồ hướng dẫn khán giả đi qua các ý tưởng của bạn. Bắt đầu bằng cách nhóm những ý tưởng nhỏ liên quan tới ý tưởng lớn từ bảng của bạn. Xác định các điểm chính và chi tiết hỗ trợ. Cấu trúc này không chỉ đảm bảo sự mạch lạc mà còn cho phép bạn kết hợp một cách chiến lược các điểm nhấn cảm xúc, làm cho bài thuyết trình của bạn hấp dẫn hơn. Một mạch chuyện được xác định rõ ràng giúp bạn tích hợp liền mạch các yếu tố thiết kế như phông chữ, màu sắc và hình ảnh, tạo ra một câu chuyện thống nhất và thuyết phục.

3. Tạo ra một câu chuyên

Một câu chuyện cuốn hút là linh hồn của phần trình bày của bạn. Nó biến một nhóm các ý tưởng thành một câu chuyện hấp dẫn. Hãy suy ngẫm về quá trình động não của bạn. Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn? Những mong muốn và hành vi nào đặc trưng của khán giả mục tiêu? Thiết kế của bạn đáp ứng những nhu cầu này một cách khác biệt như thế nào?

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của những câu chuyện cá nhân bởi tính chân thành sẽ tạo nên sự đồng cảm. Khách hàng chọn làm việc với bạn là có lý do. Hãy để niềm đam mê và góc nhìn độc đáo của bạn được toả sáng. Hãy nhớ rằng, không phải ai cũng có chuyên môn thiết kế, nhưng mọi người đều kết nối thông qua những câu chuyện hay.

Share Your Personal Stories
Illustration by Nghi Huynh, xolve branding

4. Trình bày cho chính mình

Thử nghiệm ý tưởng với chính mình là một bước quan trọng hơn bạn nghĩ. Nó cho phép bạn tinh chỉnh cách truyền đạt của mình, đảm bảo sự tự tin và rõ ràng. Bạn có thể luyện tập cho đến khi bạn có thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách mạch lạc, không do dự hay phụ thuộc vào hình ảnh trình chiếu.

Hãy nhớ rằng, sự tự tin bắt đầu từ bên trong. Bằng cách tự trình bày, bạn xây dựng được nội tại vững vàng, giúp bạn sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình ra bên ngoài.

Hãy dành thời gian và môi trường tập luyện để vượt lên những định kiến thông thường rằng nhà thiết kế thì không thể diễn đạt ý tưởng qua viết lách. Đó chỉ là một ảo tưởng, và bạn có thể dựa vào hướng dẫn trong bài viết này để xóa tan những lo lắng đó.

Tự tin phá vỡ rào cản

Vượt qua nỗi sợ viết lách là một quá trình cần thời gian và thực hành. Nhưng với sự kiên định và đam mê, bạn hoàn toàn có thể thành thạo kỹ năng quan trọng này. Đừng để định kiến về “nhà thiết kế không thể diễn đạt trơn tru” cản trở bạn. Hãy nắm bắt sức mạnh của ngôn từ để nâng cao tác phẩm sáng tạo của mình và kết nối với khán giả sâu sắc hơn.

Hướng dẫn này chỉ là khởi đầu. Hãy tiếp tục luyện tập, tiếp tục hoàn thiện và khám phá cây bút ẩn sâu trong bạn!